Kho sách Online - Tri thức bất tận

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

eBook Những Chấn Thương Tâm Lý Hiện Đại

Chúng ta đang sống như thế nào? Tại sao lại có cái tình trạng nhân thế như chúng ta đang thấy? Ta đã hiện hành ra sao trong sự vận động của thời gian? Điều gì có thể thay đổi và điều gì sự phải chấp nhận mãi? 

Có lẽ không riêng tôi mà nhiều bạn đọc cũng đang đối diện với những câu hỏi loại đó. Để tìm cho mình câu trả lời, mươi năm gần đây tôi đã hướng ngòi bút của mình vào thể phiếm luận. Sở dĩ tôi chọn thể tài này vì ở đó tôi cảm thấy viết cho mình mà cũng như là đang được đối thoại với bạn đọc. Cả quan sát thể nghiệm lẫn những kiến thức sách vở mà tôi đọc được trong vai trò một người chuyên viết phê bình văn học đã được huy động. Những trang sách của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và có những F.Dostoievsh, A.Tchekhov, Lỗ Tấn... mà tôi đã tiếp xúc suốt thời trai trẻ thường xuyên trở về có mặt trong các câu chuyện.

Khi cảm thấy có một mối liên hệ rõ rệt giữa ngày hôm nay với những thời gian đi qua, cũng là lúc người ta có thể sáng rõ hơn trong việc nhìn nhận chung quanh, có thể hiểu và đỡ bất ngờ hơn trước những diễn biến của đời sống trước mắt. Những con người khác nhau trong tôi vừa nghĩ vừa bàn với nhau, tranh cãi với nhau. Và tôi ghi nó ra đây vì tôi biết rằng đó là cách tốt nhất để mời những bạn khác cùng nghĩ tiếp.

Phần lớn các bài phiếm luận tôi viết từ 2004 về trước đã được in ra trong cuốn sách Nhân nào quả ấy (NXB Hội nhà văn, 2004 & NXB Phụ Nữ, 2006) Tập Những chấn thương tâm lý hiện đại này chủ yếu gồm các bài từ 2005 tới nay. Khi được đưa vào sách, các bài vốn đã in lẻ trên các tờ báo như Nông thôn ngày nay, Người đại biểu nhân dân, Tuổi trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn... chỉ sửa chữa chút ít để tránh những sự lặp lại không cần thiết.

Trong một số trường hợp tên bài đã được thay đổi. Tôi cũng đã cố gắng tìm cách sắp xếp để các bài nối tiếp nhau trong một mạch chung tạm coi là liên tục. Khi mở đầu tập Nhân nào quả ấy, tôi đã có lời thưa với bạn đọc thân mến, “nếu bạn đã có lần cầm tới cuốn sách thì xin bớt chút thời giờ đọc tới trang cuối và hiểu cho cả những điều người viết chưa kịp trình bày trên mặt giấy”. Lần này tôi cũng muốn lặp lại lời đề nghị như thế.

Mục Lục Những Chấn Thương Tâm Lý Hiện Đại

LỜI DẪN
PHẦN THỨ NHẤT

  • 1. CÁI VỘI CỦA NGƯỜI MÌNH
  • 2. DỤC VỌNG VÀ TAI NẠN
  • 3. SỐNG TRÊN ĐƯỜNG
  • 4. HỖN LOẠN TRONG GIAO THÔNG. HỖN LOẠN TRONG
  • TÂM LÝ
  • 5. HÀNG GIẢ VẪN ĐANG ĐƯỢC ƯA THÍCH
  • 6. TỪ THAM LAM, NÔNG NỔI, ĐẾN CÀN RỠ BẤT
  • LƯƠNG
  • 7. TIẾNG ỒN ĐÁNG SỢ
  • 8. THÔ BẠO NƠI NƠI
  • 9. MỆT MỎI, BỪA BÃI, BUÔNG THẢ
  • 10. NGÀY MỘT HUNG HÃN
  • 11. NHẠT HỘI BỞI CHƯNG HỘI NHẠT
  • 12. BẾ TẮC NÊN SINH CỜ BẠC
  • 13. NỐI LỄ HỘI VÀO TRỤY LẠC
  • 14. TÌNH TRẠNG MẤT THIÊNG
  • 15. CHƯA CHẮC ĐÃ LÀ NIỀM TIN THỰC SỰ!
  • 16. NHÂN DANH HIẾU THẢO LÀM VIỆC DÃ MAN
  • 17. TẤT CẢ CÓ THỂ LÀM KHÁC!
  • 18. TÚI NY-LÔNG & MỘT TƯ DUY HIỆN ĐẠI
  • 19. NĂNG LỰC TỰ KIỀM CHẾ
  • 20. THÍCH ỨNG ĐỂ TỒN TẠI
  • 21. CON NGƯỜI SUY THOÁI?
  • 22. VÔ CẢM & BẤT LỰC
  • 23. CHỐNG THAM NHŨNG KIỂU CHÍ PHÈO
  • 24. NHỮNG BAO KHOAI TÂY LỦNG CỦNG
  • 25. XIN NHỚ NHẮC NHAU MỖI KHI BÀN CHUYỆN HỘI
  • NHẬP!
  • 26. QUA TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI MÀ HIỂU THÊM MÌNH
  • 27. HỘI NHẬP GIỮA ĐỜI THƯỜNG
  • 28. NGÀY MỖI PHỤ THUỘC?
  • 29. RÁC NGOẠI
  • 30. CÁI VẠ CHẾT LÒNG HAY LÀ NHỮNG CHẤN

THƯƠNG TÂM LÝ HIỆN ĐẠI
PHẦN THỨ HAI

  • 1. NHỮNG DƯ ÂM CỦA THỜI XA VẮNG
  • 2. TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC MŨ BẢO HIỂM
  • 3. CÁI NGHÈO DAI DẲNG
  • 4. BỮA ĂN NGOÀI CHỢ
  • 5. HIỆN ĐẠI ĐẤY MÀ CỔ LỖ ĐẤY
  • 6. DÂN NHẬP CƯ TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ BÁO CHÍ
  • 7. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
  • 8. ẢO TƯỞNG, ĐÂU DỄ TỪ BỎ
  • 9. TẤT CẢ ĐÃ CÓ TRONG LỊCH SỬ
  • 10. MỘT LẦN LỖ TẤN NỔI CÁU
  • 11 . ĐỘC ĐÁO VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO!
  • 12. MỘT NGÀN LÝ DO ĐỂ... MÃI MÃI LÃNG PHÍ
  • 13. ẨN KÍN MỘT TRIẾT LÝ CHUNG
  • 14. NGHĨ MÌNH CÔNG ÍT TỘI NHIỀU
  • 15. CẦN NHỮNG KHÁNG SINH CHO NHỮNG CĂN BỆNH TÂM LÝ
  • 16. TỘI LÀM HƯ DÂN
  • 17. TÂM LÝ Ô-SIN
  • 18. KHỔ VÌ LẮM TIỀN
  • 19. THÔNG TIN TRONG MỘT XÃ HỘI TIỂU NÔNG
  • 20. TÔI NGHIỆP DƯ, ANH NGHIỆP DƯ, NÓ CŨNG NGHIỆP DƯ
  • 21. SỰ THA HÓA CỦA NGÔN TỪ
  • 22. THÁI ĐỘ TRƠ TRÁO, LỜI LẼ RÁO HOẢNH
  • 23. NHỮNG LỐI ĐOẠN TRƯỜNG
  • 24. LẤY TƯƠNG LAI LÀM TIÊU CHUẨN
  • 25. ĂN LẬN VÀO TƯƠNG LAI CỦA CON CHÁU!
  • 26. SỰ CỐ TRƯỜNG DIỄN
  • 27. TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN SAO ĐÂY?
  • 28. ĐỌC LẠI KHỔNG TỬ ĐỂ HIỂU CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI
  • 29. SỰ ĐỎNG ĐẢNH CỦA MÙA XUÂN
  • 30. TA CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ BẢN THÂN TA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét




Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,.. Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.




Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay” --(Gustavo Lebon);


Thư viện không nên chỉ là nơi lưu giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu – sự nghiên cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cấn phải có” --(Phêđôrôp).


Be someone who does things, not someone who talks about things.






Keyword

Contact Us

Tên

Email *

Thông báo *